Thiền là gì, hiểu sao cho đúng? - Phật Pháp - Le Tonkin

Go to content

Main menu:

Thiền là gì? Hiểu sao cho đúng thiền trong lời dạy của Đức Phật?

Nguồn: batchanhdao.vn
THIỀN LÀ GÌ?
Một số cách hiểu về Thiền hiện nay
Thiền gọi đầy đủ là Thiền-na, là thuật ngữ Hán-Việt được phiên âm từ dhyāna trong tiếng Phạn.
Thiền là 1 từ ngữ thời thượng, rất hot hiện nay. Tuy nhiên, có nhiều định nghĩa, nhiều cách giải thích khác nhau về Thiền:
  • Thiền trong kinh điển Phật giáo tiếng Pali được gọi là bhavana. Danh từ này có nghĩa là phương pháp thực hành để rèn luyện tâm, được chia ra hai hình thức là “thiền định – samatha bhavana” và “thiền quán – vipassana bhavana”.
  • Thiền trong môn Yoga được gọi là dhyana. Đây là trạng thái tập trung cao độ của tâm trí, không để bất cứ điều gì chi phối. Ở trạng thái này, người thực hành hoàn toàn ý thức được suy nghĩ cá nhân và ý thức về vũ trụ.
  • Cũng có định nghĩa khác về thiền đơn giản là một phương pháp rèn luyện tâm trí, tập trung vào sự vật, sự việc, vấn đề hiện tại, giúp người thực hành sống trọn vẹn hơn, hướng tới sự bình an thuần khiết trong bản thân mình. Thiền để thấy các pháp đang là…
Có nhiều phương pháp Thiền khác nhau: thiền năng lượng, thiền yoga, thiền tâm từ, thiền chỉ, thiền quán, v.v..

Hiểu đúng về THIỀN do Đức Phật khám phá và truyền dạy
Ngôn từ là pháp chế định, dùng để truyền thông, nhằm trỏ đến một sự vật, hiện tượng nào đó.
Để hiểu được chính xác Thiền là gì, ta cần hiểu được bối cảnh sinh ra từ ngữ đó. Từ “Thiền” được đặt ra từ lúc nào, để ám chỉ cái gì?
Có một điểm chung trong các khái niệm về Thiền hiện nay, đó là: Nói đến Thiền là nói đến tu tập sự chú tâm (tu tập Định). Sự chú tâm liên tục khít khao từ đối tượng này đến đối tượng khác làm phát sinh trạng thái Định.
Có 2 loại Định:
(1) Tà Định (trạng thái phát sinh do chú tâm liên tục tập trung vào 1 đối tượng, do thích/ghét đối tượng đó mà chú tâm. Hầu hết các trường phái tu tập hiện nay là tu tập loại chú tâm này) và
(2) Chánh Định (trạng thái phát sinh do chú tâm liên tục không tập trung vào đối tượng nào, đưa đến đoạn trừ tham/sân/si, chỉ duy nhất do Đức Phật phát hiện ra và truyền dạy).
Có 4 mức độ của Chánh Định là: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền.
Như vậy, nguồn gốc của từ “Thiền” là xuất phát từ “Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền”, là những ngôn từ do Đức Phật dày công chế định nên, để chỉ một trong 4 mức độ của trạng thái Chánh Định.
Sau này, khi Phật giáo phát triển, lan rộng sang Trung Quốc, Nhật Bản và các nước khác, từ Thiền được lạm dụng, hễ nói đến tu tập Định, tu tập Chú tâm là nói đến Thiền. Tuy nhiên, cần hiểu rằng: Tu tập Chánh Định theo Đức Phật khám phá và truyền dạy mới đạt được Thiền. Còn các hình thức tu tập Định khác, tu tập cách chú tâm khác thì không đạt được Thiền (không gọi là Thiền).

CÁC LỢI ÍCH CỦA THIỀN DO ĐỨC PHẬT KHÁM PHÁ VÀ TRUYỀN DẠY
Khi thực hành Thiền (tu tập chú tâm liên tục do Đức Phật khám phá và truyền dạy), hành giả sẽ kinh nghiệm được trạng thái tâm Tích cực – Vui – Thoải mải do Chú tâm liên tục không tập trung vào đối tượng nào mà có. Đồng thời kinh nghiệm được khi chú tâm liên tục sẽ chấm dứt được 80% suy nghĩ, gồm những suy nghĩ linh tinh, vô bổ vô ích, những suy nghĩ đưa đến căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, oán hận ghen tuông, phiền não.
Kết quả là sẽ làm cuộc sống người học thay đổi một cách kỳ diệu, vô cùng tốt đẹp như con người hằng mơ ước. Đó chính là:
  • Sống với Hạnh phúc nội tâm kỳ diệu do chú tâm liên tục mà phát sinh, thứ Hạnh phúc nội tâm này không phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, kỳ diệu hơn Hạnh phúc do giàu có, thành đạt, nổi tiếng, ăn ngon, mặc đẹp… của thế gian mà nhiều người đã kinh nghiệm. (thuật ngữ Phật học gọi Hạnh phúc nội tâm này là Hỷ-Lạc của Chánh Định)
  • Não bộ được nghỉ ngơi, tiêu thụ năng lượng giảm đi rất nhiều. Cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc, ít mộng mị.
  • Cải thiện sức khoẻ thể chất, cơ thể khoẻ mạnh hơn do các cơ quan trong cơ thể hoạt động ổn định, nhịp nhàng.
  • Học tập, làm việc với tâm trạng Tích cực – Vui – Thoải mái thì kết quả sẽ tốt hơn gấp nhiều lần, không còn bị áp lực, căng thẳng, không còn khổ sở vì học tập, công việc; THÍCH NGHI với mọi loại hình học tập và mọi loại công việc.
  • Chấm dứt được lối sống uể oải, lười biếng, ngủ nướng, trầm cảm …; sẽ làm các việc như lau nhà, rửa bát, nấu ăn, dọn dẹp với tâm trạng Tích cực – Vui – Thoải mái, không còn lười nhác, khổ sở vì các việc đó.
  • Khi có tâm trạng Tích cực – Vui – Thoải mái do chú tâm liên tục mà có thì sẽ không phải đi tìm kiếm niềm vui, hạnh phúc từ thế giới bên ngoài. Sẽ giảm thiểu ràng buộc vào điện thoại để tìm kiếm niềm vui trên mạng xã hội, không còn tìm kiếm niềm vui trong các tệ nạn ma tuý, mại dâm, rượu chè, cờ bạc …
  • Với tâm trạng Tích cực – Vui – Thoải mái thì sẽ THÍCH NGHI VỚI MỌI ĐỐI TƯỢNG, có lời nói, hành động cư xử với cha mẹ, anh em, bạn bè, với tất cả mọi người tử tế, nhu hoà, điềm đạm, đúng mực không còn gắt gỏng, thô lỗ, cộc cằn như xưa.
  • Kỹ năng chú tâm liên tục sẽ đưa đến LỐI SỐNG THÍCH NGHI với mọi hoàn cảnh, mọi hạng người, mọi thức ăn, mọi công việc … Cho dù mọi thăng trầm cuộc sống vẫn có tâm trạng Tích cực – Vui – Thoải mái thì sẽ là con người mạnh mẽ, giống như ngọn cỏ cho dù bị bão giông vùi dập vẫn vươn mình thẳng dậy.
Khi học và thực hành đúng theo hướng dẫn, hành giả sẽ sống với một lối sống mới, LỐI SỐNG THÍCH NGHI, lối sống bình an từ trong nội tâm.
---  We cannot find happiness until we stop searching for it  ---
Designed and managed by KTK
Back to content | Back to main menu